5
Kế Hoạch Điều Trị
• Sau khi thảo luận về kết quả đánh giá và các lựa chọn điều trị
với bác sĩ lâm sàng thì sẽ là thời điểm xây dựng kế hoạch điều
trị toàn diện.
• Thông thường, cả bệnh nhân và bác sĩ lâm sàng sẽ ký một
thỏa thuận về điều có thể xảy ra trong quá trình điều trị. Trong
đó bao gồm:
• Các mục tiêu điều trị
• Thuốc: thường là methadone, buprenorphine hoặc
naltrexone cho chứng rối loạn sử dụng opioid
• Lịch điều trị
• Kế hoạch tư vấn
• Các dịch vụ hỗ trợ hồi phục
• Bệnh nhân cam kết hợp tác điều trị
• Nguy cơ tái nghiện và các vấn đề về an toàn khác.
Sự Tham Gia của Bệnh Nhân
• Sự tham gia của bệnh nhân vào việc điều trị và hồi phục giúp
cải thiện kết quả. Việc điều trị sẽ lâu dài, vì nghiện là một
bệnh mãn tính. Do đó, điều quan trọng là bệnh nhân phải phối
hợp với bác sĩ lâm sàng để xây dựng một kế hoạch điều trị
phù hợp với nhu cầu và mục tiêu của họ.
• Bệnh nhân cần được đối xử với sự tôn trọng và giữ được
phẩm giá, được lắng nghe về những mối quan ngại của họ khi
bắt đầu hoặc thay đổi kế hoạch điều trị.
• Để tránh các vấn đề sức khỏe, bệnh nhân phải cho bác sĩ lâm
sàng biết về mọi loại thuốc khác mà họ đang dùng hoặc nếu họ
uống rượu. Điều này rất quan trọng, một số loại thuốc và rượu có
thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng với thuốc điều trị.
• Trách nhiệm chung của bệnh nhân bao gồm:
• Giữ tất cả các cuộc hẹn
• Cung cấp mẫu thử đều đặn để xét nghiệm ma túy
• Dùng thuốc theo đơn
• Chỉ sử dụng các loại thuốc được kê đơn
• Cho phép và khuyến khích sự tham gia của gia đình và bạn
bè hỗ trợ
• Tránh những người, địa điểm và tình huống có thể khiến
họ có nguy cơ tái nghiện.